CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU

 

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu ngôn ngữ, hoặc cả hai. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển của trẻ.

Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu về các dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như các cách hỗ trợ trẻ kịp thời. 

Sự chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những trẻ khác ở cùng độ tuổi. Trẻ gặp khó khăn hoặc chậm tiếp thu ngôn ngữ trong việc nghe, hiểu và/hoặc chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt (sử dụng ngôn ngữ nói). Ví dụ, một đứa trẻ 4 tuổi, nhưng hiểu và/ hoặc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của một đứa trẻ có thể chỉ 2,5 tuổi. 

Một số tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể liên quan đến các tình trạng như rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD), hội chứng Down (Down Syndrome) hoặc điếc và suy giảm thính lực (Deafness or Hearing loss). Nhiều trường hợp bẩm sinh do trẻ khi sinh ra đã gặp phải tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ. 

Những đặc điểm chung của tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ 

Trẻ em phát triển ngôn ngữ với tốc độ khác nhau. Vì vậy, việc so sánh đứa trẻ này với những đứa trẻ khác cùng tuổi có thể chưa phải là cách chắc chắn cho việc phán đoán đó có phải là dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ hay không.

Tốt nhất ba mẹ nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn từ các chuyên gia nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở các độ tuổi khác nhau.

Trẻ 12 tháng tuổi

  • Trẻ không cố gắng giao tiếp với ba mẹ hoặc người xung quanh bằng âm thanh, cử chỉ hoặc lời nói, đặc biệt là khi trẻ cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt, tham gia các hoạt động, nói và sử dụng âm thanh và cử chỉ.

Trẻ 18 – 24 tháng tuổi 

Thông thường, trẻ ở độ tuổi này đã có thể nói được một số từ ngữ đầu tiên. Một số tình trạng sau đây có thể là dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong độ tuổi này:

  • Trẻ biết nói muộn và những từ đầu tiên không xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi 15-18 tháng.
  • Trẻ nghe, hiểu và có thể nói được những từ cơ bản đầu tiên nhưng sau đó không tiếp tục phát triển các từ mới một cách nhanh chóng.
  • Đến hai tuổi, trẻ nói ít hơn 50 từ và không sử dụng kết hợp được từ đôi (ví dụ: xe hơi, đi ngủ, …)
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những điều ba mẹ đang nói với con và khó làm theo hướng dẫn hoặc câu hỏi đơn giản. (ví du: “Con muốn uống gì không?”, “Con lấy giày của con nhé!”)
  • Nhiều trẻ có thể sẽ bắt kịp và phát triển ngôn ngữ tốt hơn khi lớn hơn. Nhưng một số trẻ khác sẽ tiếp tục gặp rắc rối với ngôn ngữ.

Trẻ khoảng 3 tuổi

  • Trẻ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các từ và kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ hoặc câu dài hơn - ví dụ: “Giúp con với mẹ” hoặc “Con muốn ăn thêm”
  • Trẻ có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ nếu con có vẻ như không hiểu các hướng dẫn hoặc câu hỏi dài hơn - ví dụ: "Con lấy giày của con và cất chúng vào tủ giày nhé!" hoặc "Con muốn ăn gì cho bữa trưa hôm nay?"
  • Trẻ ít hoặc không quan tâm đến sách.
  • Trẻ khó khăn trong việc đặt câu hỏi và trả lời.
  • Trẻ khó khăn khi tham gia giờ học nhóm ở trường học.

Trẻ từ 4-5 tuổi trở lên

  • Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này có thể gặp khó khăn về ngôn ngữ khi bắt đầu đi học ở trường mẫu giáo hoặc tham gia các giờ học nhóm ở lớp.
  • Trẻ khó đọc và viết.
  • Trẻ khó truyền tải thông điệp của mình.
  • Trẻ khó sắp xếp thứ tự các từ với nhau trong câu.
  • Trẻ sử dụng ngữ pháp không chính xác (ví dụ: "Thích màu đỏ hoa" thay vì "Con thích hoa màu đỏ”)

Nguyên nhân sự chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

  • Bé trai thường gặp tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ hơn bé gái.
  • Trẻ có người thân trong gia đình có tiền sử chậm phát triển ngôn ngữ hoặc rối loạn giao tiếp. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ sẽ liên quan đến thành phần di truyền.
  • Trẻ bị rối loạn phát triển hoặc hội chứng như rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD), hội chứng Down (Down Syndrome).
  • Trẻ đang có các vấn đề về thính giác hoặc nhiễm trùng tai. Trẻ sẽ khó nghe, có thể khó nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Trẻ suy giảm chức năng ở miệng, chẳng hạn như các vấn đề với lưỡi hoặc vòm miệng.  
  • Trẻ có thể gặp các vấn đề về vận động miệng khác. Những điều này xảy ra khi có vấn đề trong các vùng não chịu trách nhiệm về lời nói khiến trẻ khó phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói.
  • Môi trường thiếu tương tác ngôn ngữ như ba mẹ hoặc người lớn ít trò chuyện với con và ít tạo điều kiện cho trẻ trương tác xã hội. Điều này làm giảm nhu cầu nói (nhu cầu giao tiếp) của con. 
  • Trẻ tiếp xúc và tương tác quá nhiều với điện thoại thông minh, máy tính bảng….

Kết luận

Múp Míp hiểu rằng ba mẹ là người hiểu rõ con mình hơn bất kỳ ai khác. Ba mẹ hãy quan sát, nếu thấy con có những biểu hiện khó khăn trong giao tiếp, ba mẹ nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa, các chuyên gia sức khỏe cha mẹ trẻ em và gia đình, giáo viên của con hoặc nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ để có được những lời khuyên cũng như nhận định chính xác hơn về tình trạng của con. 

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ tại nhà nhằm tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để cải t

 

Bài viết nổi bật

MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2024 - TÔN VINH TÌNH YÊU THƯƠNG MẸ, BIẾT ƠN BÀ VÀ QUÝ MẾN CÔ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp để mỗi em nhỏ gửi gắm tình cảm yêu thương và biết ơn sâu sắc nhất của mình đến người mẹ, người bà và cô giáo kính yêu của mình.

“GIÁO DỤC MẦM NON: BẮT ĐẦU TỪ TÌNH YÊU THƯƠNG”

Trong thế giới hối hả ngày nay, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là sứ mệnh cao cả đưa con người đến với giá trị nhân văn, với hướng đi cao quý đến sự "Hướng thượng, hướng thiện". Đó chính là ước mơ và mục tiêu mà chúng ta mong muốn xây dựng cho thế hệ tương lai.

CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu ngôn ngữ, hoặc cả hai. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển của trẻ. Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu về các dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như các cách hỗ trợ trẻ kịp thời.

TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON: TRẺ 1 ĐẾN 3 TUỔI HỌC TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO?

Tiếng Anh cho trẻ mầm non là điều đang được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi 1 đến 3 tuổi, khi não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đây là thời điểm vàng để trẻ học ngôn ngữ, nếu được tiếp cận ngôn ngữ đúng phương pháp sẽ giúp trẻ có những bước đầu thuận lợi cho việc học ngôn ngữ trong tương lai.

MẦM NON MÚP MÍP TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “ CÙNG MÚP MÍP BÉ ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN”

Trước thềm năm mới xuân Giáp Thìn 2024, Mầm Non Múp Míp đã tổ chức sự kiện “ Lễ Hội Mùa Xuân 2024” dành cho tất cả các bạn nhỏ cùng Quý Phụ huynh tham gia. Sáng ngày 25/1 và 26/1/2024, Mầm Non Múp Míp đã nô nức tổ chức chương trình “ Lễ hội mùa xuân 2024” với nhiều hoạt động, văn nghệ, trò chơi dân gian thú vị.

8 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI KỂ CHUYỆN CHO BÉ

Các bạn nhỏ đều rất yêu thích những câu chuyện lý thú, hấp dẫn xung quanh mình. Việc ba mẹ dành thời gian kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Múp Míp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời cho bé khi nghe kể chuyện thông qua bài viết này nhé!

MÚP MÍP CHÀO ĐÓN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024

Khi cái lạnh mùa đông dần tan đi, những nụ hoa đều rủ nhau đua nở, cây cối lại khoác lên mình những chiếc áo xanh non quyến rũ, báo hiệu một mùa xuân đang về.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN I – NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp xin thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần I” Năm học 2023 - 2024 cho đối tượng: Tất cả các học sinh đủ từ 12 tháng tuổi trở lên. (Trường hợp các bé đã sử dụng thuốc tẩy giun trong vòng 06 tháng trở lại đây sẽ KHÔNG nhận thuốc đợt này. Phụ huynh vui lòng thông báo lại nhà trường để nắm thông tin).

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Mầm non Mup Mip Kindergarten kính gửi Quý Phụ huynh Lịch nghỉ Tết 2024.

MÁCH CHA MẸ CÁCH TẬP BỎ TÃ CHO BÉ: THỜI GIAN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ

Một trong những bước quan trọng trong sự phát triển của bé là quá trình tập bỏ tã và học đi vệ sinh. Mỗi đứa trẻ có thời điểm và dấu hiệu khác nhau, và việc hiểu rõ về thời gian, dấu hiệu, quá trình, và phương pháp hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Hãy cùng Múp Míp khám phá chi tiết về cách tập bỏ tã cho bé.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON TẠI MÚP MÍP KINDERGARTEN

Trẻ em có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và vô cùng đặc biệt, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tại Múp Míp Kindergarten, chúng tôi cam kết mang đến cho các bé một chương trình tiếng Anh đầy đủ, đa dạng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là một số điểm nổi bật về chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non tại Múp Míp.

TRIỂN LÃM “HÀNH TRÌNH CỦA CON TẠI MÚP MÍP – TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỂ HIỆN”

Buổi Lễ tổng kết năm học 2022-2023 kết hợp Triển lãm “Hành trình của con tại Múp Míp – Từ nhận thức đến thể hiện” đã diễn ra thành công tốt đẹp với rất nhiều tình cảm chân thành đầy ắp những thương yêu, với rất nhiều những cung bậc cảm xúc, có nụ cười rạng rỡ và cả những hân hoan hạnh phúc vỡ oà trong nước mắt của Ba, Mẹ và cả những thầy cô giáo khi nhìn thấy hành trình lớn khôn của các con.

TẠI SAO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TRẺ EM?

Hoạt động vui chơi là một cách học tập hiệu quả cho các bé mầm non. Khi chơi, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, đồng thời rèn luyện các kỹ năng xã hội. Ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu tầm quan trọng của việc vui chơi đối với các con ở giai đoạn đầu đời nhé!

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 4 – 5 TUỔI: NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG

Phát triển ngôn ngữ là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học và sử dụng nhiều từ hơn, xây dựng các câu phức tạp hơn và hiểu được những ý tưởng trừu tượng hơn.  Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4-5 tuổi, bao gồm những thay đổi của con và vai trò của ba mẹ trong hành trình này.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ mầm non. Trong đó, chế độ ăn uống là điều đầu tiên ba mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe tốt. 

THÔNG BÁO – TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH CÚM

Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Công văn số 1131/ TTYT của Trung tâm Y tế về việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm mùa cho học sinh các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Đồng thời Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ và Cách phòng tránh bệnh cúm.

THÔNG BÁO PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thường xuyên rửa tay. Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà,… .Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

THÔNG BÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Hiện nay tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn ra khá phức tạp trên địa bàn thành phố. Vì vậy nhà trường thông tin đến Quý Phụ huynh việc phòng, chống bệnh tay chân miệng vô cùng cấp thiết. Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da… chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.Cho đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…) dẫn đến tử vong.

CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN HOA PHƯỢNG ĐỎ – BCH ĐOÀN TRƯỜNG GIA ĐỊNH

Thân gửi Quý Phụ huynh, Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ của Ban chấp hành Đoàn trường THPT Gia Định về việc thu gom một số vật phẩm từ các hộ gia đình thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh- nhằm tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động từ thiện trong Chiến dịch Hoa phượng đỏ lần thứ 18 năm 2023.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN II – NH 2022-2023

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp – Quận Bình Thạnh thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần 2” Năm học 2022-2023 cho các bé như sau:

CẦU VỒNG TRONG MẮT CON

Nằm trong chuỗi hoạt động tìm hiểu về Cầu vồng của các bạn nhỏ lớp Pre-Kindy (3-4 tuổi) ở Múp Míp, “Cốc nước cầu vồng” mà các con tự tay thực hiện hay những vệt màu cầu vồng từ những chiếc đĩa CD dưới ánh nắng mặt trời xuyên qua ô cửa kính,… là những trải nghiệm và hành trang vô cùng đáng nhớ của các con trong hành trình khám phá thế giới.

Zalo
Hotline
Icon sp1
Hotline
Icon sp1
Zalo
Icon sp1
Messenger
Icon sp1
SMS