PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 4 – 5 TUỔI: NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG

Phát triển ngôn ngữ là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học và sử dụng nhiều từ hơn, xây dựng các câu phức tạp hơn và hiểu được những ý tưởng trừu tượng hơn. 

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4-5 tuổi, bao gồm những thay đổi của con và vai trò của ba mẹ trong hành trình này.

Phát triển ngôn ngữ thông qua từ vựng 

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi bắt đầu học và sử dụng từ vựng nhiều hơn thông qua những biểu hiện:

  • Kết nối các từ với nhau bằng việc sử dụng ‘khi’, ‘nhưng, ‘và’.
  • Dùng những từ giải thích những cảm xúc phức tạp, chẳng hạn như "bối rối", "khó chịu" hoặc "vui mừng", “háo hức”
  • Sử dụng các từ để giải thích những điều đang diễn ra trong đầu của con, như "con không biết" và "con nhớ là…"
  • Các từ giải thích vị trí của vật thể, con người, như ‘ở giữa’, ‘ở trên’, ‘bên dưới và ‘trên đầu’.

Trẻ cũng ngày càng giỏi hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ để nói với bạn bè về những suy nghĩ và ý tưởng của mình. Ngoài ra, các bạn nhỏ ở độ tuổi này có khả năng nghe và hiểu nhiều từ hơn vốn từ vựng mà chúng có thể sử dụng.

Phát triển ngôn ngữ trong việc sử dụng câu và ngữ pháp

Ngữ pháp cũng là một phần trong sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này. Ba mẹ có thể nhận ra sự tiến bộ của con từ các chi tiết rất nhỏ như:

  • Trẻ nói những câu ngày càng phức tạp, ghép các câu đơn lại với nhau bằng các từ như ‘và’ hoặc ‘bởi vì’. 
  • Trẻ sẽ bắt đầu sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau. Ví dụ, con có thể nói cả hai câu "Con chó đuổi theo con mèo" và "Con mèo bị con chó đuổi theo" để có nghĩa giống nhau. Và con sử dụng được các câu dài với rất nhiều từ, thậm chí hơn chín hoặc mười từ trong một câu.
  • Trẻ sẽ biết các tính từ so sánh. Ví dụ: trẻ có thể so sánh kích thước của hai hoặc ba vật với nhau (to, to hơn và to nhất).
  • Trẻ nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc sẽ xảy ra trong tương lai, thay vì chỉ nói những điều đang xảy ra hiện tại. Ví dụ: trẻ dùng các từ như “hôm qua” để chỉ sự việc đã xảy ra ở quá khứ, “ngày mai” để chỉ sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Trẻ có thể sử dụng chưa chính xác ý nghĩa của các từ chỉ thời gian “hôm qua – là ngày trước ngày hôm nay”, “ngày mai – là ngày sau ngày hôm nay”, nhưng cơ bản trẻ đã có cái nhìn khái quát về những sự việc đã xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra trong quá trình nhận thức và phát triển ngôn ngữ.

Phát triển ngôn ngữ trong việc hiểu nghĩa các câu nói

  • Trẻ hiểu và sử dụng các từ giải thích khi mọi việc xảy ra, như ‘trước’, ‘sau’ và ‘tuần tới’. Đôi khi trẻ vẫn gặp khó khăn khi hiểu về những ý tưởng hoặc sự việc phức tạp xảy ra cùng một lúc. Nếu không hiểu một chỉ dẫn, hướng dẫn từ người lớn, trẻ đã có thể bắt đầu đặt câu hỏi và biểu đạt ý của mình.
  • Trẻ hiểu và sử dụng thường xuyên dạng câu “Nguyên nhân – kết quả” bằng việc sử dụng được từ “bởi vì”. Đây là một trong những bước phát triển rõ nét cho thấy nhận thức, tư duy của trẻ về thế giới quan xung quanh đã được trau dồi và phát huy để từ đó trẻ bộc lộ qua lời nói, ngôn ngữ.
  • Ngoài ra, các con cũng đã bắt đầu hiểu một số hình thức nói ẩn dụ, so sánh, sử dụng tiếng lóng, câu dụng ý.
  • Trẻ có thể làm theo những chỉ dẫn với hơn hai bước, ngay cả khi đó là tình huống mới gặp lần đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các con có thể sẽ không làm được hết tất cả các bước mà mình nghe thấy hoặc có thể bỏ qua các bước đầu tiên và chỉ thực hiện các chỉ dẫn cuối cùng trẻ vẫn còn nhớ. 

Phát triển ngôn ngữ trong việc phát âm

Khi trẻ hơn 4 tuổi, người mới gặp đã có thể hiểu hầu hết mọi từ mà trẻ nói. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể gặp khó khăn khi sử dụng một số âm và từ láy, hoặc đôi khi phát âm sai một số từ phức tạp - ví dụ: uể oải, khúc khuỷu, líu lo, quyến luyến, uốn và uống, an và ang, in và inh.

Phát triển các kỹ năng giao tiếp, hội thoại và kể chuyện

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi đã phát triển ngôn ngữ thông qua khả năng kể chuyện, mặc dù đôi khi trẻ cung cấp quá nhiều hoặc không đủ thông tin cho câu chuyện đó. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi trình bày mọi thứ rõ ràng theo thứ tự. Kết thúc câu chuyện của trẻ có thể đôi lúc không có ý nghĩa hoặc có vẻ đột ngột.

 

Trong giai đoạn này, các con đã tiến bộ hơn trong việc thay phiên nhau trò chuyện trong một nhóm. Trẻ đã bắt đầu nói với âm lượng phù hợp cho từng tình huống hoặc học cách đưa ra yêu cầu một cách lịch sự hơn như ‘Con có thể….’, ‘Mẹ có thể giúp con….’. Yêu cầu của trẻ cũng có thể ít trực tiếp và rõ ràng hơn. Ví dụ, trẻ có thể nói, 'Ôi, món bánh này thơm quá!' khi trẻ muốn được ăn bánh mà trẻ thấy hoặc ngửi được mùi.

 

Các con cũng bắt đầu biết sử dụng những từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười. Trẻ có thể cười vì những lời nói ngớ ngẩn của bạn bè hay của chính mình.

Khi nào cha mẹ cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ?

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở con mình hoặc lo lắng về quá trình phát triển ngôn ngữ của con, cha mẹ nên gặp bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia trẻ em để được tư vấn.

  • Trẻ không sử dụng những câu ngắn để giao tiếp
  • Trẻ gặp khó khăn khi trò chuyện - ví dụ: không hiểu cách nói chuyện của người khác, lắng nghe và phản hồi. 
  • Trẻ không thể hiểu các hướng dẫn gồm hai phần như "Con hãy cất đồ chơi và đến với mẹ nhé!” 
  • Trẻ ngừng sử dụng một kỹ năng ngôn ngữ mà trẻ đã từng có.

Kết luận

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4-5 tuổi là một quá trình quan trọng, giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn, học hỏi tốt hơn và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách:

  • Nói chuyện với trẻ thường xuyên, sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
  • Đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ kể chuyện.
  • Chơi các trò chơi ngôn ngữ, chẳng hạn như trò đố chữ, trò chơi đoán ý.
  • Tạo môi trường khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác.

Tại Múp Míp, các con sẽ được tạo môi trường tốt nhất để thực hành cùng các cô phát triển ngôn ngữ của mình, kể cả với tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các hoạt động ngoại khóa đa dạng cũng như các bài học thú vị tại lớp.

Bài viết nổi bật

MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2024 - TÔN VINH TÌNH YÊU THƯƠNG MẸ, BIẾT ƠN BÀ VÀ QUÝ MẾN CÔ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp để mỗi em nhỏ gửi gắm tình cảm yêu thương và biết ơn sâu sắc nhất của mình đến người mẹ, người bà và cô giáo kính yêu của mình.

“GIÁO DỤC MẦM NON: BẮT ĐẦU TỪ TÌNH YÊU THƯƠNG”

Trong thế giới hối hả ngày nay, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là sứ mệnh cao cả đưa con người đến với giá trị nhân văn, với hướng đi cao quý đến sự "Hướng thượng, hướng thiện". Đó chính là ước mơ và mục tiêu mà chúng ta mong muốn xây dựng cho thế hệ tương lai.

CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu ngôn ngữ, hoặc cả hai. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển của trẻ. Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu về các dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như các cách hỗ trợ trẻ kịp thời.

TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON: TRẺ 1 ĐẾN 3 TUỔI HỌC TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO?

Tiếng Anh cho trẻ mầm non là điều đang được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi 1 đến 3 tuổi, khi não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đây là thời điểm vàng để trẻ học ngôn ngữ, nếu được tiếp cận ngôn ngữ đúng phương pháp sẽ giúp trẻ có những bước đầu thuận lợi cho việc học ngôn ngữ trong tương lai.

MẦM NON MÚP MÍP TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “ CÙNG MÚP MÍP BÉ ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN”

Trước thềm năm mới xuân Giáp Thìn 2024, Mầm Non Múp Míp đã tổ chức sự kiện “ Lễ Hội Mùa Xuân 2024” dành cho tất cả các bạn nhỏ cùng Quý Phụ huynh tham gia. Sáng ngày 25/1 và 26/1/2024, Mầm Non Múp Míp đã nô nức tổ chức chương trình “ Lễ hội mùa xuân 2024” với nhiều hoạt động, văn nghệ, trò chơi dân gian thú vị.

8 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI KỂ CHUYỆN CHO BÉ

Các bạn nhỏ đều rất yêu thích những câu chuyện lý thú, hấp dẫn xung quanh mình. Việc ba mẹ dành thời gian kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Múp Míp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời cho bé khi nghe kể chuyện thông qua bài viết này nhé!

MÚP MÍP CHÀO ĐÓN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024

Khi cái lạnh mùa đông dần tan đi, những nụ hoa đều rủ nhau đua nở, cây cối lại khoác lên mình những chiếc áo xanh non quyến rũ, báo hiệu một mùa xuân đang về.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN I – NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp xin thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần I” Năm học 2023 - 2024 cho đối tượng: Tất cả các học sinh đủ từ 12 tháng tuổi trở lên. (Trường hợp các bé đã sử dụng thuốc tẩy giun trong vòng 06 tháng trở lại đây sẽ KHÔNG nhận thuốc đợt này. Phụ huynh vui lòng thông báo lại nhà trường để nắm thông tin).

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Mầm non Mup Mip Kindergarten kính gửi Quý Phụ huynh Lịch nghỉ Tết 2024.

MÁCH CHA MẸ CÁCH TẬP BỎ TÃ CHO BÉ: THỜI GIAN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ

Một trong những bước quan trọng trong sự phát triển của bé là quá trình tập bỏ tã và học đi vệ sinh. Mỗi đứa trẻ có thời điểm và dấu hiệu khác nhau, và việc hiểu rõ về thời gian, dấu hiệu, quá trình, và phương pháp hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Hãy cùng Múp Míp khám phá chi tiết về cách tập bỏ tã cho bé.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON TẠI MÚP MÍP KINDERGARTEN

Trẻ em có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và vô cùng đặc biệt, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tại Múp Míp Kindergarten, chúng tôi cam kết mang đến cho các bé một chương trình tiếng Anh đầy đủ, đa dạng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là một số điểm nổi bật về chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non tại Múp Míp.

TRIỂN LÃM “HÀNH TRÌNH CỦA CON TẠI MÚP MÍP – TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỂ HIỆN”

Buổi Lễ tổng kết năm học 2022-2023 kết hợp Triển lãm “Hành trình của con tại Múp Míp – Từ nhận thức đến thể hiện” đã diễn ra thành công tốt đẹp với rất nhiều tình cảm chân thành đầy ắp những thương yêu, với rất nhiều những cung bậc cảm xúc, có nụ cười rạng rỡ và cả những hân hoan hạnh phúc vỡ oà trong nước mắt của Ba, Mẹ và cả những thầy cô giáo khi nhìn thấy hành trình lớn khôn của các con.

TẠI SAO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TRẺ EM?

Hoạt động vui chơi là một cách học tập hiệu quả cho các bé mầm non. Khi chơi, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, đồng thời rèn luyện các kỹ năng xã hội. Ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu tầm quan trọng của việc vui chơi đối với các con ở giai đoạn đầu đời nhé!

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 4 – 5 TUỔI: NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG

Phát triển ngôn ngữ là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học và sử dụng nhiều từ hơn, xây dựng các câu phức tạp hơn và hiểu được những ý tưởng trừu tượng hơn.  Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4-5 tuổi, bao gồm những thay đổi của con và vai trò của ba mẹ trong hành trình này.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ mầm non. Trong đó, chế độ ăn uống là điều đầu tiên ba mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe tốt. 

THÔNG BÁO – TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH CÚM

Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Công văn số 1131/ TTYT của Trung tâm Y tế về việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm mùa cho học sinh các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Đồng thời Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ và Cách phòng tránh bệnh cúm.

THÔNG BÁO PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thường xuyên rửa tay. Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà,… .Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

THÔNG BÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Hiện nay tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn ra khá phức tạp trên địa bàn thành phố. Vì vậy nhà trường thông tin đến Quý Phụ huynh việc phòng, chống bệnh tay chân miệng vô cùng cấp thiết. Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da… chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.Cho đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…) dẫn đến tử vong.

CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN HOA PHƯỢNG ĐỎ – BCH ĐOÀN TRƯỜNG GIA ĐỊNH

Thân gửi Quý Phụ huynh, Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ của Ban chấp hành Đoàn trường THPT Gia Định về việc thu gom một số vật phẩm từ các hộ gia đình thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh- nhằm tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động từ thiện trong Chiến dịch Hoa phượng đỏ lần thứ 18 năm 2023.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN II – NH 2022-2023

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp – Quận Bình Thạnh thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần 2” Năm học 2022-2023 cho các bé như sau:

CẦU VỒNG TRONG MẮT CON

Nằm trong chuỗi hoạt động tìm hiểu về Cầu vồng của các bạn nhỏ lớp Pre-Kindy (3-4 tuổi) ở Múp Míp, “Cốc nước cầu vồng” mà các con tự tay thực hiện hay những vệt màu cầu vồng từ những chiếc đĩa CD dưới ánh nắng mặt trời xuyên qua ô cửa kính,… là những trải nghiệm và hành trang vô cùng đáng nhớ của các con trong hành trình khám phá thế giới.

Zalo
Hotline
Icon sp1
Hotline
Icon sp1
Zalo
Icon sp1
Messenger
Icon sp1
SMS