LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHƠI VỚI TRẺ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI?

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, cách chơi với trẻ ở mỗi độ tuổi lại khác nhau. Cha mẹ và thầy cô cần nắm được những đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi để có thể lựa chọn các hoạt động vui chơi phù hợp, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. 

Vì sao cần lưu ý độ tuổi khi chơi với trẻ?

Khi trẻ lớn lên, khả năng tập trung và các kỹ năng vận động tinh, vận động thô của chúng cũng sẽ phát triển từ đó dẫn đến việc cách chúng chơi sẽ thay đổi. Trẻ sẽ sáng tạo hơn và thử nghiệm nhiều hơn với đồ chơi, trò chơi và các ý tưởng. Điều này có nghĩa là trẻ cần thêm không gian và thời gian để vui chơi.  Ngoài ra, trẻ có thể chuyển qua các hình thức chơi khác nhau khi chúng lớn lên như việc chơi một mình, chơi cùng với bạn bè và chơi tương tác với những đứa trẻ khác.

Trẻ nhỏ sẽ thích chơi với cha mẹ, người lớn, nhưng đôi khi chúng có thể thích chơi một mình hơn. Trẻ lớn hơn có thể chỉ muốn cha mẹ gợi ý cho chúng ý tưởng và cách chơi với trò chơi mà mình đang tham gia rồi từ đó sẽ tự khám phá, tìm tòi và đưa ra những cách chơi độc đáo của riêng mình. 

 

Do đó, thầy cô hoặc cha mẹ cần hiểu được những đặc điểm tâm lý, sở thích của trẻ theo từng giai đoạn phát triển để có thể có những cách tiếp cận và tương tác phù hợp khi chơi với trẻ.

 

Gợi ý hoạt động chơi với trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ sơ sinh đến 12 tháng 

Trẻ ở độ tuổi này chỉ cần nhìn vào khuôn mặt và nghe được giọng nói êm dịu cha mẹ cũng là một cách vui chơi và cảm nhận tình cảm của những người thân yêu, đặc biệt nếu bạn đang cười. Cha mẹ, giáo viên hoặc người lớn có thể muốn thử các ý tưởng và hoạt động chơi với trẻ sau đây:

 

  • Ca hát, mở những bài nhạc hoặc tiếng chuông kêu cũng sẽ giúp bé phát triển thính giác và khả năng vận động cơ thể. Cha mẹ cũng có thể thử gõ nhẹ vào bụng của trẻ trong khi hát.
  • Hoạt động chơi “Ú òa” rất tốt cho sự phát triển và cảm xúc của trẻ. Trẻ có thể cảm nhận việc thấy hoặc không thấy cha mẹ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn cảm thấy yên tâm vì cha mẹ vẫn luôn ở cạnh bên con.
  • Cù nhẹ vào da trẻ hoặc cho trẻ sờ, chạm vào các đồ vật có cấu trúc mềm, cứng, nhám, trơn… khác nhau để phát triển xúc giác của trẻ như lông vũ, sỏi, bọt biển….
  • Khuyến khích trẻ cầm nắm các đồ vật, đồ chơi có kích thước, màu sắc và hình dạng khác nhau.
  • Vật dụng trong nhà, ngoài trời, đồ chơi hoặc các loại hộp có thể hỗ trợ sự phát triển các kĩ năng của trẻ như bò, đứng và đi.
  • Đặc biệt, hoạt động đặt trẻ nằm sấp (tummy time) thường xuyên và vui chơi trên sàn nhà thật sự rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động này khuyến khích trẻ di chuyển và lăn, đồng thời giúp phát triển sức mạnh và khả năng kiểm soát cơ. Nó cũng cho phép trẻ nhìn và trải nghiệm thế giới từ một góc nhìn khác. Cha mẹ chỉ cần đặt tấm khăn hoặc trải thảm trên sàn, đảm bảo trẻ có thể nằm an toàn để thỏa sức vui chơi và vận động.

 

Trẻ từ 12 đến 24 tháng

Trẻ ở độ tuổi này rất tận hưởng khoảng thời gian được vui chơi bên cha mẹ, gia đình. Dưới đây là những hoạt động gợi ý khi chơi với trẻ:

  • Những vật dụng lớn và nhẹ như hộp các-tông, xô, thau hoặc bóng bay có thể khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động chạy theo, đẩy hoặc kéo.
  • Phấn bảng, dây, âm nhạc hoặc thùng đựng có thể khuyến khích trẻ nhảy, đá, dậm chân, bước đi và chạy.
  • Vòng đai, hộp đựng, đá lớn hoặc gối là những vật dụng hỗ trợ cho trẻ phát triển các kĩ năng leo, giữ thăng bằng, vặn mình, lắc lư hoặc lăn.
  • Trò chơi hóa trang với khăn quàng cổ, mũ,… rất tốt cho trẻ phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
  • Những đường hầm hoặc ngóc ngách có thể khuyến khích các hoạt động thể chất như bò, leo và khám phá.
  • Việc bật một số bài hát yêu thích trong khi trẻ chơi cũng có thể giúp trẻ lắng nghe các âm thanh, vỗ tay hoặc lắc lư, nhún nhảy theo nhịp điệu khác nhau.

 

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Nhiều bạn nhỏ ở lứa tuổi này đã có thể tự chơi, tự khám phá và sáng tạo những dụng cụ xung quanh mình. Tuy nhiên, cha mẹ và thầy cô vẫn cần quan sát, hỗ trợ trong quá trình chơi với trẻ để đảm bảo an toàn. Một số trò chơi gợi ý cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi:

  • Hộp đựng sữa cũ, thìa gỗ, chậu cây rỗng, que củi, giấy xoắn, xô nhựa, xoong và quần áo cũ là những nguyên liệu mở tuyệt vời cho hoạt động chơi tự do, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
  • Trò chơi ghép hình đơn giản và các trò chơi kết hợp như cờ domino có hình động vật sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Bột nặn và đất sét giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh.
  • Những bài hát yêu thích kết hợp với nhảy múa, khiêu vũ sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng cảm thụ âm nhạc và vận động theo nhịp điệu.
  • Trò chơi với bóng có thể khuyến khích trẻ đá, ném hoặc lăn. Lưu ý, khi cha mẹ cùng con đá hoặc ném bóng, hãy khuyến khích trẻ sử dụng đều cả hai bên chân, tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

 

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi

  • Đồ nội thất, khăn trải giường, giỏ giặt, lều và hộp đựng là những vật dụng tuyệt vời để trẻ vui chơi ở góc gia đình.
  • Hoạt động vượt chướng ngại vật với những vật dụng tự làm tại nhà có thể giúp trẻ học và khám phá di chuyển theo nhiều cách, hướng đi hay tốc độ khác nhau.
  • Các trò chơi như “Tớ đoán đó là..., “Tớ phát hiện ra là…” rất tuyệt vời để chơi chữ đồng thời giúp trẻ phát triển các kỹ năng đọc viết.
  • Các hoạt động nấu ăn và chuẩn bị thức ăn đơn giản rất tốt cho trẻ trong việc phát triển các tư duy khoa học, tính toán, khả năng đọc viết và các kỹ năng mềm.
  • Nếu trẻ hứng thú, cha mẹ thể nghĩ đến việc cho con tham gia hoặc cùng chơi với trẻ thông qua một số môn thể thao, hoạt động mang tính đồng đội phù hợp với lứa tuổi của con. 

 

Làm gì khi trẻ không muốn tham gia vào hoạt động vui chơi?

Trong quá trình quan sát và chơi với trẻ, đôi khi, trẻ có thể không muốn tham gia vào các hoạt động vì một số nguyên nhân như mệt mỏi hoặc buồn chán nếu chơi quá lâu. Điều này là phổ biến và thường không có gì đáng lo ngại.

 

Tuy nhiên, đôi lúc lười chơi hoặc không hứng thú với hoạt động vui chơi có thể là dấu hiệu của rối loạn phát triển. Sau đây là những thời điểm cha mẹ có thể cân nhắc trao đổi với chuyên gia giáo dục, bác sĩ tâm lý, chuyên gia sức khỏe y tế về tình trạng của con:

  • Trẻ ở độ tuổi sơ sinh đến 12 tháng: Con dường như không tham gia vào các trò chơi tương tác như trò chơi “Ú òa”.
  • Trẻ từ 12 đến 24 tháng: Con có sở thích cực kỳ hạn hẹp đối với đồ chơi hoặc không sử dụng đồ chơi theo cách hữu ích. Ví dụ, con chỉ quan tâm đến việc quay các bánh xe của một chiếc ô tô đồ chơi thay vì lái nó quanh phòng như những đứa trẻ khác cùng tuổi.
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Con không quan tâm đến việc chơi với những đứa trẻ khác hoặc chơi đóng vai.

Kết luận

Múp Míp tin rằng việc cha mẹ, thầy cô và những người thân yêu bên trẻ luôn đồng hành, hỗ trợ và quan tâm trẻ đúng cách sẽ luôn giúp trẻ có động lực, yêu thích các hoạt động vui chơi đầy sáng tạo để từ đó giúp con khám phá được bản thân theo từng giai đoạn phát triển của mình.

Cha mẹ có thể yên tâm rằng các giáo viên tại Múp Míp đều là những thầy cô dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về cách chơi với trẻ, luôn sẵn sàng hỗ trợ để giúp bé có những trải nghiệm tuyệt vời nhất và phát huy tiềm năng thông qua các hoạt động vui chơi tại trường.

Bài viết nổi bật

MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2024 - TÔN VINH TÌNH YÊU THƯƠNG MẸ, BIẾT ƠN BÀ VÀ QUÝ MẾN CÔ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp để mỗi em nhỏ gửi gắm tình cảm yêu thương và biết ơn sâu sắc nhất của mình đến người mẹ, người bà và cô giáo kính yêu của mình.

“GIÁO DỤC MẦM NON: BẮT ĐẦU TỪ TÌNH YÊU THƯƠNG”

Trong thế giới hối hả ngày nay, giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là sứ mệnh cao cả đưa con người đến với giá trị nhân văn, với hướng đi cao quý đến sự "Hướng thượng, hướng thiện". Đó chính là ước mơ và mục tiêu mà chúng ta mong muốn xây dựng cho thế hệ tương lai.

CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu ngôn ngữ, hoặc cả hai. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển của trẻ. Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu về các dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như các cách hỗ trợ trẻ kịp thời.

TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON: TRẺ 1 ĐẾN 3 TUỔI HỌC TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO?

Tiếng Anh cho trẻ mầm non là điều đang được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi 1 đến 3 tuổi, khi não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đây là thời điểm vàng để trẻ học ngôn ngữ, nếu được tiếp cận ngôn ngữ đúng phương pháp sẽ giúp trẻ có những bước đầu thuận lợi cho việc học ngôn ngữ trong tương lai.

MẦM NON MÚP MÍP TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “ CÙNG MÚP MÍP BÉ ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN”

Trước thềm năm mới xuân Giáp Thìn 2024, Mầm Non Múp Míp đã tổ chức sự kiện “ Lễ Hội Mùa Xuân 2024” dành cho tất cả các bạn nhỏ cùng Quý Phụ huynh tham gia. Sáng ngày 25/1 và 26/1/2024, Mầm Non Múp Míp đã nô nức tổ chức chương trình “ Lễ hội mùa xuân 2024” với nhiều hoạt động, văn nghệ, trò chơi dân gian thú vị.

8 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI KỂ CHUYỆN CHO BÉ

Các bạn nhỏ đều rất yêu thích những câu chuyện lý thú, hấp dẫn xung quanh mình. Việc ba mẹ dành thời gian kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Múp Míp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời cho bé khi nghe kể chuyện thông qua bài viết này nhé!

MÚP MÍP CHÀO ĐÓN LỄ HỘI MÙA XUÂN 2024

Khi cái lạnh mùa đông dần tan đi, những nụ hoa đều rủ nhau đua nở, cây cối lại khoác lên mình những chiếc áo xanh non quyến rũ, báo hiệu một mùa xuân đang về.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN I – NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp xin thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần I” Năm học 2023 - 2024 cho đối tượng: Tất cả các học sinh đủ từ 12 tháng tuổi trở lên. (Trường hợp các bé đã sử dụng thuốc tẩy giun trong vòng 06 tháng trở lại đây sẽ KHÔNG nhận thuốc đợt này. Phụ huynh vui lòng thông báo lại nhà trường để nắm thông tin).

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Mầm non Mup Mip Kindergarten kính gửi Quý Phụ huynh Lịch nghỉ Tết 2024.

MÁCH CHA MẸ CÁCH TẬP BỎ TÃ CHO BÉ: THỜI GIAN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ

Một trong những bước quan trọng trong sự phát triển của bé là quá trình tập bỏ tã và học đi vệ sinh. Mỗi đứa trẻ có thời điểm và dấu hiệu khác nhau, và việc hiểu rõ về thời gian, dấu hiệu, quá trình, và phương pháp hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Hãy cùng Múp Míp khám phá chi tiết về cách tập bỏ tã cho bé.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON TẠI MÚP MÍP KINDERGARTEN

Trẻ em có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và vô cùng đặc biệt, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tại Múp Míp Kindergarten, chúng tôi cam kết mang đến cho các bé một chương trình tiếng Anh đầy đủ, đa dạng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là một số điểm nổi bật về chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non tại Múp Míp.

TRIỂN LÃM “HÀNH TRÌNH CỦA CON TẠI MÚP MÍP – TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỂ HIỆN”

Buổi Lễ tổng kết năm học 2022-2023 kết hợp Triển lãm “Hành trình của con tại Múp Míp – Từ nhận thức đến thể hiện” đã diễn ra thành công tốt đẹp với rất nhiều tình cảm chân thành đầy ắp những thương yêu, với rất nhiều những cung bậc cảm xúc, có nụ cười rạng rỡ và cả những hân hoan hạnh phúc vỡ oà trong nước mắt của Ba, Mẹ và cả những thầy cô giáo khi nhìn thấy hành trình lớn khôn của các con.

TẠI SAO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TRẺ EM?

Hoạt động vui chơi là một cách học tập hiệu quả cho các bé mầm non. Khi chơi, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, đồng thời rèn luyện các kỹ năng xã hội. Ba mẹ hãy cùng Múp Míp tìm hiểu tầm quan trọng của việc vui chơi đối với các con ở giai đoạn đầu đời nhé!

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 4 – 5 TUỔI: NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG

Phát triển ngôn ngữ là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học và sử dụng nhiều từ hơn, xây dựng các câu phức tạp hơn và hiểu được những ý tưởng trừu tượng hơn.  Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4-5 tuổi, bao gồm những thay đổi của con và vai trò của ba mẹ trong hành trình này.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ mầm non. Trong đó, chế độ ăn uống là điều đầu tiên ba mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe tốt. 

THÔNG BÁO – TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH CÚM

Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Công văn số 1131/ TTYT của Trung tâm Y tế về việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm mùa cho học sinh các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Đồng thời Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ và Cách phòng tránh bệnh cúm.

THÔNG BÁO PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thường xuyên rửa tay. Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà,… .Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

THÔNG BÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Hiện nay tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn ra khá phức tạp trên địa bàn thành phố. Vì vậy nhà trường thông tin đến Quý Phụ huynh việc phòng, chống bệnh tay chân miệng vô cùng cấp thiết. Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da… chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.Cho đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…) dẫn đến tử vong.

CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN HOA PHƯỢNG ĐỎ – BCH ĐOÀN TRƯỜNG GIA ĐỊNH

Thân gửi Quý Phụ huynh, Múp Míp gửi đến Quý Phụ huynh Thư ngỏ của Ban chấp hành Đoàn trường THPT Gia Định về việc thu gom một số vật phẩm từ các hộ gia đình thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh- nhằm tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động từ thiện trong Chiến dịch Hoa phượng đỏ lần thứ 18 năm 2023.

THÔNG BÁO: TẨY GIUN ĐỊNH KÌ CHO TRẺ LẦN II – NH 2022-2023

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động Y tế trường học, Mầm non Múp Míp – Quận Bình Thạnh thông báo đến Quý Phụ huynh về việc “Tẩy giun định kì lần 2” Năm học 2022-2023 cho các bé như sau:

CẦU VỒNG TRONG MẮT CON

Nằm trong chuỗi hoạt động tìm hiểu về Cầu vồng của các bạn nhỏ lớp Pre-Kindy (3-4 tuổi) ở Múp Míp, “Cốc nước cầu vồng” mà các con tự tay thực hiện hay những vệt màu cầu vồng từ những chiếc đĩa CD dưới ánh nắng mặt trời xuyên qua ô cửa kính,… là những trải nghiệm và hành trang vô cùng đáng nhớ của các con trong hành trình khám phá thế giới.

Zalo
Hotline
Icon sp1
Hotline
Icon sp1
Zalo
Icon sp1
Messenger
Icon sp1
SMS